Thí nghiệm Milgram Hiệu_ứng_bầy_đàn

Stanley Milgram, thực nghiệm được tiến hành như sau: Đầu tiên họ cho một người đứng ở góc phố và nhìn lên bầu trời trống không trong 60 giây. Lần tiếp theo họ cho năm người làm như vậy cũng ở góc phố đó. Lần thứ ba họ cho mười lăm người đứng ở góc phố. Và cuối cùng, lần thứ 4 có đến 20 người đứng trên góc phố nhìn lên trời. Kết quả: Thực nghiệm cho thấy

  • Lần đầu tiên, một số người đi đường đã dừng lại để xem người kia nhìn gì nhưng rồi đa số cũng bước qua.
  • Lần 2, số người dừng lại để quan sát đông lên gấp 4 lần.
  • Lần 3, có tới 45% số người qua đường dừng lại ngước nhìn lên trời xem những người khác ngó gì.
  • Lần 4, khi tăng số người đứng ở góc phố thêm năm người, có tới hơn 80% người đi đường ngẩng đầu quan sát theo. Quan sát gì thì họ cũng không biết.

Từ thực nghiệm trên, Milgram cho rằng Nếu ta không biết chắc điều gì đang diễn ra thì tốt hơn hết là hãy bắt chước những gì người khác đang làm. Điều này cũng giống như bầy cừu, con đầu đi trước, các con sau cứ đi theo, đi đâu thì chúng cũng không biết. Hiện tượng bắt chước nhau nhìn lên trời không giống với hiện tượng tuân theo, phục tùng. Vì hành động của họ không bị áp lực số đông tạo nên, họ nhìn lên bầu trời vì họ cho rằng không lẽ nhiều người khác ngẩng mặt lên là chỉ để ngẩng mặt lên nhìn thứ không có gì. Càng có đông người, đám đông càng dễ bị ảnh hưởng.

Cũng theo một nghiên cứu của các nhà tâm lý thuộc Đại học Leeds (Anh), con người khi ở trong đám đông có hành vi không khác biệt mấy so với đàn cừu hay đàn chim di trú. Các nhà khoa học đã thực hiện một loạt thử nghiệm đặc biệt nhằm tìm hiểu về hành vi đám đông bổ sung và phần tâm lý bầy cừu. Họ khẳng định rằng 95% số người trong đám đông có khuynh hướng hành động theo một nhóm thiểu số chỉ chiếm khoảng 5%, mà không hề suy nghĩ, đám đông càng nhiều người thì càng dễ gây ảnh hưởng. Từ một nhóm 200 người chỉ cần 5% số người được thông tin trước là có thể chỉ huy cả nhóm.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hiệu_ứng_bầy_đàn http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/08/10... https://en.wikipedia.org/wiki/Bee_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Cicada_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Coyote_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Emmet_(heraldry) https://en.wikipedia.org/wiki/Fictional_depictions... https://en.wikipedia.org/wiki/Ged_(heraldry) https://en.wikipedia.org/wiki/Giant_squid_in_popul... https://en.wikipedia.org/wiki/Human_interactions_w... https://en.wikipedia.org/wiki/Human_uses_of_living...